Trận đấu mới đây của Indonesia gặp sự cố phút cuối trận

U20 Indonesia đã chiến thắng 4-0 trong trận đấu diễn ra tại SVĐ Bung Karno ngày 17/2 vừa qua. Thầy trò HLV Shin Tae Yong giành chiến thắng nhờ các bàn thắng được ghi bởi Arkhan Fikri phút 35, Kakang Rudianto 49′, Resa Aditya 60′ và cuối cùng đó là Hokky Caraka 86′.

Cơn mưa thẻ đỏ đã ập xuống trận đấu 

Trận đấu giữa U20 Indonesia vs U20 Fiji đã diễn ra với cường độ cao ngay từ phút đầu tiên. Trong suốt 90 phút thi đấu chính thức, 3 cầu thủ U20 Fiji và U20 Indonesia phải rời sân do thẻ đỏ.

Hai đội đã có ẩu đả xảy ra do mâu thuẫn 

Cơn mưa thẻ đỏ đã xảy ra sau một pha ẩu đả do cầu thủ của Indonesia Frengky Missa cố gắng cướp bóng từ cầu thủ Gulam Razool và Pawan Singh. Tờ Bola miêu tả trận đấu này rằng: “U20 Indonesia đã đánh bại đối thủ trong trận cầu có đến 4 thẻ đỏ và hành động đấm đá. 

Cuối trận, hai đội lao vào nhau bằng pha đánh đấm rất quyết liệt buộc ban huấn luyện và trọng tài phải đi xuống sân để hạ nhiệt bầu không khí này. Kết quả là trọng tài Thoriq Alkatiri phải rút thêm 2 thẻ đỏ để dành cho Hokky Caraka và Pawan Pratap Singh.

Không có thêm bàn thắng nào trong thời gian còn lại của trận đấu, U20 Indonesia khép lại trận đấu rất thành công bằng chiến thắng vang dội trước Fiji với tỷ số là 4-0″.

Chia sẻ với truyền thông trong cuộc họp báo, HLV U20 Fiji cho biết: “Trước hết, tôi muốn nhắc đây là 1 trận giao hữu. Thật tốt khi tôi phân tích được kết quả của trận này cho đội của mình.

Tôi phải xem những gì xảy ra trong hiệp 2. Tôi hiểu cảm giác của cầu thủ. Đã có một số mặt tích cực từ học trò của tôi khi đá đủ người ở trên sân. Nhưng sau chiếc thẻ đỏ, tất cả đã thật sự kết thúc”.

Hai đội đã có ẩu đả xảy ra do mâu thuẫn 
Hai đội đã có ẩu đả xảy ra do mâu thuẫn

HLV Shin Tae Yong tỏ thái độ không hài lòng 

Trong khi đó, HLV Shin Tae Yong tỏ ra không hài lòng dù đội bóng xứ Vạn đảo mang về chiến thắng đậm: “Quan điểm của tôi không hài lòng, với màn trình diễn hôm nay, với chất lượng như thế này, Indonesia không thể thi đấu tại VCK U20 châu Á vào tháng 3 tới đây. 

Chắc chắn nó không đáp ứng được như kỳ vọng của tôi”. Nạn bạo lực bóng đá có từ lâu ở Indonesia, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như văn hóa hâm mộ quá cuồng nhiệt hay phản ứng yếu kém của phía cảnh sát.

Indonesia là quốc gia châu Á đầu tiên được dự World Cup, tham gia trận đấu năm 1938 tại Pháp với tư cách là Đông Ấn Hà Lan. Kể từ đó, bóng đá trở thành môn thể thao phổ biến của quốc gia này. Theo thống kê từ Reuters, có khoảng 52 triệu người Indo thường xuyên xem trận bóng vào cuối tuần.

U20 Indonesia vẫn sẽ có trận đấu thử nghiệm tiếp theo với New Zealand vào ngày 19/2. Sau đó, đội bóng xứ Vạn đảo gặp Guatemala vào ngày 21/2.

HLV Shin Tae Yong tỏ thái độ không hài lòng 
HLV Shin Tae Yong tỏ thái độ không hài lòng

Indonesia với vấn nạn bạo lực sân cỏ 

Tình trạng bạo lực ngày một trở nên nghiêm trọng 

Vấn đề bạo lực trong và ngoài sân cỏ đeo bám bóng đá Indonesia từ lâu, đến mức đội khách đôi khi sẽ được hộ tống đến sân của đội chủ nhà trên chiếc xe bọc thép. Cảnh sát chống bạo động thường được triển khai trong trận đấu giữa đối thủ truyền kiếp.

Hồi năm 2018, giải vô địch quốc gia của Indonesia từng bị đình chỉ sau khi Haringga Sirila, CĐV của đội Persija Jakarta, bị người hâm mộ đội Persib Bandung đánh cho đến chết. 

Hai năm trước đó, Muhammad Rovi Arrahman mới 17 tuổi, CĐV đội Persib, cũng thiệt mạng do người hâm mộ Persija hành hung. Từ năm 1994 đến 2019, khoảng 74 người tử vong liên quan đến các trận bóng đá tại Indonesia.

Tình trạng bạo lực nghiêm trọng đến mức CĐV bị cấm theo đội nhà đến xem thi đấu trên sân khách. Arema FC và Persebaya Surabaya đi đến một thỏa thuận vào năm 1988 cấm CĐV “phe kia” đến sân nhà của mình.

Tình trạng bạo lực ngày một trở nên nghiêm trọng 
Tình trạng bạo lực ngày một trở nên nghiêm trọng

Lý giải về vấn nạn bạo lực từ Indonesia 

Không chỉ trận đấu trong nước mới bị nhấn chìm bởi bạo lực. Trong trận đấu vòng loại World Cup 2022 diễn ra vào năm 2019, người hâm mộ của đội tuyển quốc gia Indonesia ném nhiều vật thể vào khán giả Malaysia trong trận đấu tại Jakarta, khiến cho trận đấu phải dừng lại 10 phút. 

Hai tháng sau, khi hai đội gặp nhau tại Kuala Lumpur, ít nhất 41 người bị bắt sau khi CĐV Malaysia ném pháo sáng. Lý giải xu hướng bạo lực củ CĐV Indonesia, nhà phân tích bóng đá Dex Glenniza đã cho rằng người dân nước này xem bóng đá không chỉ là trò chơi. 

Đối với nhiều người, đó là cách để “tự khẳng định bản thân”. “CĐV bóng đá ở Indonesia chủ yếu là người nghèo, trình độ giáo dục không được cao, nên việc họ đến khán đài xem thi đấu giống như cách để thoát khỏi cuộc sống thường nhật vốn có nhiều khó khăn”. 

Lý giải về vấn nạn bạo lực từ Indonesia 
Lý giải về vấn nạn bạo lực từ Indonesia

Như vậy qua bài viết trên có thể thấy được Indonesia đang có những hành động xấu xí ngay trên sân cỏ. Đây cũng là một vấn nạn có từ rất lâu của đất nước này khiến nhiều người bức xúc. 

Bài viết liên quan

Trả lời

Back to top button